You have no items in your shopping cart.
Cách chế biến thịt khô gác bếp của người dân Tây Bắc chính hiệu
Nhắc đến thịt khô gắc bếp thì không ai không biết đây là món ăn đặc sản Tây Bắc, hiện nay được nhiều người ưa chuộng và các du khách chọn lựa làm quà. Đó chính là một món ăn ngon nức tiếng để lại trong lòng bao du khách gần xa với nhiều ấn tượng khó quên một lần nhớ mãi.
Đối với món ăn ngon truyền thống này có thể được chế biến từ rất nhiều loại thịt, đa phần là gia súc hoặc động vật rừng như thịt ngựa, thịt nai khô hay lợn rừng khô. Phổ biến nhất hiện nay có lẽ là thịt trâu, thịt bò hay thịt lợn khô vì dễ ăn và cũng dễ kiếm hơn các loại thịt khác.
Mới nghe tên thôi đã biết vị ngon, nhưng nói qua cách chế biến có vẻ đơn giản nhưng thực ra có phải vậy không?
Đặc sản Tây Bắc luôn thu hút mọi du khách
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của nhiều người để có thể làm được mẻ thịt khô gác bếp không phải là điều dễ dàng, nó luôn đòi hỏi người chế biến không chỉ khéo léo mà còn phải thật tỉ mỉ và kỹ càng, từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho tới khâu tẩm ướp gia vị, phải làm sao cho miếng thịt sau khi ướp phải khô và ngấm đều các gia vị mà lại không làm mất đi vị ngọt cùng độ thơm tự nhiên vốn có của nó.
Chính điều này, người ta gọi đây là nghệ thuật của ẩm thực. Để có thể chế biến món thịt khô gác bếp thơm ngon này, người dân vùng cao nơi đây chọn lựa cho mình những miếng thịt còn tươi từ phần thịt vai, thịt bắp của những con vật cần chế biến.
Chứng nhận thịt gác bếp chinh hiệu
Sau đó, đem đi lọc bớt phần mỡ cùng những sợi gân bám trên tảng thịt để khi treo lên gác bếp sẽ nhanh khô hơn và khi ăn thì không bị quá dai do có quá nhiều gân.
Những món ăn cùng mật ong rừng, rượu cần,… dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc và nó dần trở thành một thức quà quý giá cho du khách thập phương khi ghé thăm Tây Bắc.
Thịt khô gác bếp mùi vị thơm ngon khó cưỡng
Sau khi thịt được làm sạch, rửa qua nước để cho thật khô rồi thái thành những miếng dài có độ dày vừa phải đem tẩm ướp cùng các loại gia vị như tỏi, ớt, muối cùng nước của các loại lá rừng đã giã nhỏ lọc bỏ phần bã, và không thể bỏ qua mắc khén – một loại hạt tiêu rừng có hương thơm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Sau khi tẩm ướp xong để khoảng 1 đến 2 giờ cho thịt ngấm đều gia vị rồi mới đem treo lên gác bếp, những ngày đầu thì dùng củi hoặc bã mía đun để tạo khói liên tục trong vòng từ 5 đến 7 giờ để mỡ trong thịt chảy bớt ra, thịt sẽ khô nhanh hơn và đảm bảo vệ sinh hơn, tránh được những vi khuẩn làm hỏng thịt trong thời gian đầu.
Màu sắc hấp dẫn của thịt khô gác bếp
Đợi tới khi mặt thịt hơi se lại thì hàng ngày khi thổi cơm khói bếp tiếp tục làm cho thịt khô lại và chín một cách từ từ, từ ngoài vào trong, bởi vậy mà thịt gác bếp Tây Bắc có một đặc trưng dễ nhận thấy là bên ngoài lúc nào cũng có màu nâu đen của khói ám nhưng bên trong lại có màu đỏ hồng đẹp mắt mà vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên của thịt.
Đúng là nghe về công đoạn tưởng chừng chỉ cần đủ gia vị, đủ nguyên liệu là ai cũng có thế chế biến, có thể làm được. Nhưng thực ra nó lại đòi hỏi sự khéo léo khi tẩm ướng, khi canh lửa hong khô để thành phần ra được ngon và giữ được lâu.
.Nếu có dịp, bạn hãy đến ngay với vùng núi hoang sơ này để có thể tận tay thưởng thức món ăn Tây Bắc cùng táo mèo khô một cách thơm ngon nhất.